Bánh Bao Ông Cả Cần, Hủ tiếu Mỹ Tho tại quán Ông Cả Cần – Có liên hệ với nghệ sĩ Bà Năm Sa Đéc không ?
Xin thưa ngay là
KHÔNG.
Bánh bao Ông Cả Cần (bbOCC) ra
đời vào năm 1969 cùng lúc với việc khai trương quán Mỹ Tiên tại đường
Hùng Vương và Nguyễn Tri Phương.
Chủ nhân của quán Mỹ Tiên lúc đó là Ông Bà Trần Phấn
Thắng cũng là chủ nhân
của xe bánh bao dựng trước cửa quán. bbOCC được làm tại quán Mỹ Tiên
và hấp tại xe bánh bao trước quán nên mùi thơm của bánh bao nóng bay
ra làm cho chúng ta lên cơn đói. Đây chỉ là một hình thức quảng cáo cho
bbOCC.
Hãy xem bài
viết về lịch sử quán Ông
Cả Cần và các bài viết khác tại đây để hiểu rõ thêm:
Nhân bbOCC do chính
bà Thắng làm ra với các nguyên liệu do bà nghĩ ra, do đó bbOCC mới
có mùi vị đặc biệt không giống bất kỳ một loại bánh bao nào trước
đó kể cả của người Việt lẫn người Hoa. Để đạt được tiêu chuẩn của một chiếc bánh bao OCC
thời đó thì bánh phải lớn hơn các loại bánh bao khác, khi bẻ đôi bbOCC
phải có nước mỡ rịn ra, mùi thơm đặc trưng do tài gia chánh của bà
Cả Cần lan tỏa ra làm cho chúng ta đang đói lại càng đói hơn. Cơn
thèm ăn còn lan sang cả các người xung quanh. Rồi thì một cái bánh
bao biến mất vô bụng ... cái thứ nhì đi theo và bao tử còn báo cho
chúng ta biết là vẫn còn chổ cho cái thứ ba.
Nói về cái
lớn của bánh bao OCC thì ông
chủ Thắng còn chế ra tận hai cái tên để dễ phân
biệt: bbOCC tổ chảng thì gọi là ĐƯỜNG SƠN ĐẠI HUYNH. Thằng em nó thì
mang tên XÌ TRUM.
* Xe bánh bao Ông Cả Cần với bánh bao ĐƯỜNG SƠN ĐẠI HUYNH và bánh bao XÌ TRUM tại quán Túp Lều Lý Tưởng
Khi phát triển
lên mạnh thì bánh bao được bày bán ở rất nhiều chỗ, đặt tại nhiều góc đường, hè phố
khắp Sàigòn – Chợ Lớn như bên hông Bưu Điện, góc Pasteur – Lê Lợi, trên đường Nguyễn Huệ, trước nhà hàng Thanh Thế,
Phú-Nhuận ...
Như đã trình
bày trong bài “Quán Ông
Cả Cần – Vài hàng lịch sử” nêu ở trên, bánh bao OCC cũng
thăng trầm theo vận mệnh của chủ nhân nên nơi sản xuất cũng được di
chuyển nhiều lần: Từ quán Mỹ Tiên, qua Túp Lều Lý Tưởng rồi đến Quán Ông Cả Cần. Bánh
bao cũng chịu bị làm giả nhiều lần. Đầu tiên là bị chủ nhà nơi
mướn quán Mỹ Tiên lúc ban đầu làm giả, ông Thắng đã thắng kiện. Rồi
sau 1979 đến hiện nay, toàn bộ gia đình Ông Cả Cần đã di cư sang
Canada thì bánh bao OCC bị làm giả với phẩm chất kém và bán dưới
tên bánh bao Cả Cần (bỏ mất chữ Ông còn lại CC) ở rất nhiều chổ tại Sàigòn và vùng phụ cận:
Về mặt quảng
cáo, Ông Thắng cho hấp bánh bao trước cửa quán trên cái xe đẩy để lôi
cuốn thị giác của mọi người. Hấp bánh bao hơi nước bốc nghi ngút, mùi
thơm lan tỏa tràn đầy khứu giác các người xung quanh. Rồi đến các xe
bánh bao quanh đô thành với bảng hiệu Ông Cả Cần. Với
làng nghệ sĩ, Ông Thắng có mời bà Năm Sa Đéc, danh hề Thanh Việt đến quảng
cáo cho bánh bao Ông Cả Cần có thù lao và các đặc quyền khác. Nhân
đây, cũng cần cải chính lại các bài viết về bà Năm Sa Đéc và
bánh bao Ông Cả Cần:
Các bài viết đó hoàn toàn sai sự
thực luân chuyển trên internet về liên hệ giữa quán hủ tiếu, bánh
bao Ông Cả Cần
và bà Năm Sa Đéc
đều xuất phát từ một bài viết rất thiếu sót của bà Triều Giang
trên báo “người việt” bên tiểu
bang California USA. Các người khác đều sao chép lại từ đó hay bê
nguyên con cả bài làm bài của mình mà không tìm hiểu thêm. Thật là
một thiếu sót khó có thể chấp nhận được của người cầm bút:
Song song với
các bài viết sai trật đó, cũng có các bài viết rất khách quan và
đúng về quán hủ tiếu, bánh bao và bà Năm Sa Đéc như sau:
http://baotintuc.vn/van-hoa/chuyen-ba-nam-sa-dec-20141225092400842.htm
Tác giả Trần
Trọng Trung viết: Về cái
gọi là “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” từng nổi tiếng trên đất Sài Gòn, theo anh Thái
Thanh Sang, cùng lời kể thêm của nhà thơ Trần Minh Tạo (lấy nguồn từ cô bạn
thân lâu năm, vốn là cháu gái ruột gọi bà Năm Sa Đéc bằng Bà Cô, từng có thời
gian khá lâu gần gũi, chăm sóc bà) thì: bản thân bà Năm Sa Đéc và các con, cháu
của bà từ xưa tới nay không có một ai từng hành nghề mua bán hủ tiếu hay sản
xuất bánh hủ tiếu ở bất kỳ nơi đâu.
http://www1.thesaigontimes.vn/67585/An-hu-tiu-Ca-Can-nho-ba-Nam-Sa-Dec.html
Tác giả Huy
Nguyễn viết: ... lúc mới
khai trương quán không thu hút được nhiều khách hàng. Ông Cả Cần, chủ quán, đã
mời nghệ sĩ Năm Sa Đéc đứng tên hộ như một cách mượn danh người nổi tiếng để
quảng cáo....
Tác giả Điền
Thanh viết: ...Theo lời
chị Nguyễn Thị Thanh Loan
(SN 1959), cháu ngoại ông Nguyễn Duy Cang (Sáu Cang), em ruột bà Năm Sa Đéc,
người sống chung và gọi bà Năm là "bà ngoại" từ lúc 4 tuổi, thì do được thừa hưởng nền gia giáo nền nếp
của ngày xưa nên cũng như nhiều phụ nữ đương thời, bà Năm rất giỏi công việc
gia chánh, nhưng luôn giữ cho mình hình ảnh của một nữ nghệ sĩ, chỉ kiếm tiền
bằng nghề diễn chớ không bao giờ đi buôn hay bán quán… Chị Loan cũng xác nhận
việc bà Năm "đứng tên giùm" quán hủ tiếu Cả Cần là có thật: "Vì
chủ quán là "con nuôi" của ngoại, tôi thường gọi là cậu Ba, nên thỉnh
thoảng có mời ngoại ghé quán, trước là đãi ăn uống, sau là để quảng bá ...“
Vậy:
- Bà Năm Sa Đéc không phải và chưa bao giờ là chủ
quán Mỹ Tiên, quán Túp Lều Lý
Tưởng hay quán Ông Cả Cần.
- Bà Năm Sa Đéc không có liên hệ họ hàng hay hùn
hạp làm ăn với Ông Thắng chủ các quán nêu trên.
- Bà Năm Sa Đéc chỉ là người được Ông Thắng mời
đến để quảng cáo cho các món ăn của nhà hàng như danh hề Thanh Việt.
- Bánh
bao Ông Cả Cần
là do Ông bà Thắng
làm ra, không có sự tham dự của bà năm Sa Đéc.
- Hủ
tiếu Mỹ Tho bán tại quán Mỹ Tiên, quán Túp Lều Lý Tưởng hay quán Ông Cả
Cần là do bà Thắng làm ra, không có sự tham dự của bà năm Sa Đéc
- Không
có sự kiện tụng nào giữa Bà Năm Sa Đéc và Ông Thắng.
Vài hàng ghi lại để tránh mọi hiểu lầm về các liên hệ giữa quán Hủ tiếu, bánh bao Ông Cả Cần, Ông bà Thắng và nghệ sĩ danh tiếng Bà Năm Sa Đéc.
Vinh,
Bài này trên Youtube: https://youtu.be/W5pOoyGaT90
Các cách quảng
cáo cho bánh bao và hủ tíu của các nghệ sỹ:
-
Danh hài Thanh-Việt: Một thí dụ cụ
thể: Trong lúc trình diễn đối thoại trên truyền hình hay tại rạp
hát, Ông Thanh-Việt chỉ cần thêm vô một câu như: “... lúc về nhớ đừng
quên ghé qua quơ về chục bánh bao Ông Cả Cần cho Má nó và bày trẻ
nha...”. Vậy là khi Thanh-Việt đi diễn về cũng ghé qua ... lãnh thù
lao.
-
Nghệ sỹ Bà Năm Sa-Đéc thì khác … có thù lao tháng và có mặt 1-2 giờ vài ngày trong
tuần trước xe bánh bao ... để cho mọi người thấy mặt. Khi đi về cũng
không quên đem theo ...vài chục trứng hay 1 món nào khác. Có giai thoại như
sau: Khi bà Năm xuất hiện thì các nhân viên trong quán hô với nhau: “Nội đến tụi bay ơi, dấu trứng đi lẹ lẹ không thì hết trứng làm bánh bao bán bây giờ”.
Xin mọi người ghi nhớ: Người viết chỉ viết đúng sự viêc và nhắc lại
các giai thoại chứ không có bất kỳ một định kiến nào với bà Năm Sa
Đéc.
Ghi lại các giai thoại là cách chứng minh rỏ và thự̣c nhất sự liên hệ giữa bà Năm Sa Đéc, danh hài Thanh Việt và các quán ăn cùa ÔB "Ông Cả Cần".
Ngày xưa ông bà Hai Bi (Chủ nhà hàng Au Pagolac và Huê Viên Tửu. Ông Hai Bi không phải là người Ấn Độ như mọi người viết. Ông Hai Bi là Tía của tôi) thuờng kêu tôi (con gái Út) chạy xuống Nguyễn Tri Phương mua bánh bao Cả Cần. Bánh bao to tổ bố, một người ăn không hết. Có lần tôi gặp bà Năm Sa Đéc ngồi ở tiệm bánh bao Cả Cần. Đặc biệt là bánh bao Cả Cần có một lá ngò rí trên mặt bánh nên rất thơm và không thể nhầm lẩn với bánh bao ở tiệm nước.~ Không biết bây giờ bánh bao Cả Cần có còn huơng vị của ngày xưa không nhưng tôi sẽ đi Montreal để tìm lại huơng vị của ngày xưa. Tôi cũng hy vọng được gặp chủ quán của nhà hàng MỸ TIÊN để được biết thêm về nhà hàng Au Pagolac của thời xa xưa ấy!
ReplyDelete