Mì chú Thoòng “Ông Cả Cần”
Quán Mỹ Tiên
có một món có số bán nhiều nhất, chỉ thua cái bánh bao Mỹ Tiên
thôi. Đó là MÌ CHÚ THOÒNG
* Bảng hiệu MÌ CHÚ THOÒNG tại Quán Mỹ Tiên năm 1969 tại Saigon *
Tại sao lại có
cái tên mì chú Thoòng ... hơi tàu này vậy ?
Như mọi người
đã biết, các quán ăn của Ông Bà Trần phấn Thắng, từ quán Mỹ Tiên
(1969-1972), quán Túp Lều
Lý Tưởng(1972-1979) , quán “Ông Cả
Cần” (1972-1975) rồi nhà hàng “Ông Cả Cần” (1981- hiện nay) tại Montréal, Canada. Sau đó thêm một
nhà hàng Mỹ Tiên (2003 –
hiện nay) cũng tại Montréal, Canada do Mỹ Tiên, con gái lớn ÔB Thắng
làm chủ ĐỀU có bán mì chú Thoòng song song với các món làm nên danh
hiệu quán Ông Cả Cần như Bánh Bao và Hủ Tiếu.
Vậy ngay từ
lúc đầu 1969, mì chú Thoòng đã có tại quán Mỹ Tiên (Tiền thân quán Ông Cả Cần).
Nguyên thủy,
món mì chú Thoòng này là món mì gõ tại Saigon của các xe mì, hủ
tiếu của các người gốc Hoa rao bán khắp nẻo đường Saigon bằng hai
thanh gỗ gõ vào nhau cốc cốc nên gọi là mì gõ.
Mì gõ qua tay
bà Thắng thì được Việt Nam hóa, đặc thù và ngon hơn. Đặc biệt tô mì
này không có “gõ” nữa nên được Ông Thắng thay tên là mì chú Thoòng.
Tên chú Thoòng là ngụ ý giữ lại lai lịch tàu của món mì.
Hơn nữa, một
biến thể cùa mì chú Thoòng là mì chú Thoòng KHÔ. Mì khô thì vẫn
có chén nước lèo kế bên nhưng tô mì sẽ được trộn chung vào một “sốt”
mì khô đặc biệt do chính bà Thắng chế ra. Và một đũa mì vô miệng kèm theo một muỗng nước
lèo thì thật là ... TUYỆT. Khách hàng khi xưa của quán phần nhiều
chuộng mì khô hơn mì nước còn gọi là mì “La Cai”.
Vài hàng về cái tên mì “La Cai”: “La Cai” có nguồn gốc viết theo tiếng
Pháp là LACAZE, là tên đại lộ Lacaze (Boulevard Lacaze) của Saigon thời Pháp thuộc trước 1950 (
https://entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/Plan_Saigon_1952.pdf ). Đại lộ Lacaze
chạy dài xuyên qua mhiều quận vào luôn Chợ Lớn. Về
sau, đại lộ Lacaze được đổi thành đại lộ Nguyễn Tri Phuong. Quán Mỹ
Tiên, quán Túp lều lý tưởng của gia đình Ông Cả Cần cũng nằm trên
đường Nguyễn Tri Phương. Khúc đại lộ Lacaze trong Chợ Lớn, nằm trong
khu người Hoa (Minh hương) nên có nhiều nhà hàng tàu. Nói
đến nhà hàng tàu là nói đến “mì”. Do đó, mọi người quen nói “Đến
khu đường Lacaze ăn mì”. Rồi thay đổi từ từ thành “Đến Lacaze ăn mì̀”
rồi Việt hóa luôn thành “Đến La Cai ăn mì” và thành “mì La Cai” từ
hồi nào chúng ta cũng không hay. Đặc biệt hơn nữa là khu “La Cai” có
bán một thể loại “mì khô” với chén nước lèo kế bên trong khi các nơi
khác tô mì đều có chan nước lèo. Vậy là chúng ta có “MÌ KHÔ” và để
phân biệt, gọi luôn mì La Cai là mì khô. Một điểm thú vị là hiện nay chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều nhà hàng trên đất Mỹ lấy tên tiêm là "Mì La Cai".
Mì “La Cai” Ông Cả Cần: Mì
“chú Thoòng” tại quán “Ông Cả Cần” luôn có 2 thể loại, mì nước và
mì khô như đã trình bày. Các người hầu bàn thường lầm lẫn mì khô
và mì nước khi giao đơn đật hàng cho nhà bếp nên nhà hàng đổi tên:
mì chú Thoòng nước là MÌ, mì chú Thoòng khô là mì La Cai. Chuyện
đổi tên này chỉ là nội bộ chứ không có trên thực đơn nhà hàng.
Tên “chú
Thoòng” được chọn lúc đó không phải là ngẫu nhiên. Thời đó vào thập
niên 1960, có phong trào đọc truyện “chú Thoòng” còn gọi là “ Lão Phu
Tử” du nhập từ Hồng Kông của tác giả
họa sỹ Vương Trạch nên
tên “chú Thoòng” được nhắc rất nhiều tại Saigon. Ông Thắng cũng muốn
dùng tên chú Thoòng để cho vẻ hợp thời cho món mì của quán mình.
Cũng theo chiều
hướng đó, quán “Ông Cả Cần” cũng đặt tên bánh bao lớn là “Đường sơn
Đại Huynh”, nhỏ là “Xì trum” theo phong trào “Kiếm hiệp Kim Dung” hay
truyện hoạt hình Pháp Schtroumpfs – Xì Trum.
Tô mì giản dị với hẹ và hành lá. Một nhúm sà laćh chống cho cái bánh tôm chiên không bị ngâm trong nước lèo. Thịt xá xíu luôn được làm tại nhà hàng mỗi ngày và quan trọng nhất là nước lèo trong, thanh không nặng mùi thịt heo - Đó là tô mì CHÚ THOÒNG "Ông Cả Cần" "Mỹ Tiên".
Món mì chú
Thoòng của nhà hàng Ông Cả Cần hay Mỹ Tiên ngày nay vẫn giữ đúng
HƯƠNG VỊ và ngon như tô mì từ tay bà Thắng làm ra năm 1969. Sợi mì không
bị nát, ăn đến hết tô mì, sợi mì vẫn dai giòn. Đây là bí quyết chọn mì và trụng mì của nhà hàng Ông Cả Cần. Có người khách nói là nhà hàng Ông Cả Cần - Mỹ Tiên trụng mì rất khéo, sợi mì nhỏ trụng ra ăn rất giòn, không có mùi bột. Nước lèo (Nước dùng) thì hãy
lấy ngay lời khen của khách bản xứ: On est capable de savourer le
bouillon jusqu’à la dernière goutte et non besoin de boire trois litres
d’eau d'après. Tạm dịch: Chúng ta có thể thưởng thức nước lèo đến giọt cuối
cùng mà vẫn không cần uống ba lít nước sau đó. Nghĩa là
dùng nước lèo của tô mì chú Thoòng không có các phản ứng của bột
ngọt như khô miệng, tê mồm như vừa ra khỏi phòng nha sỹ, không có các
dị ứng liên hệ đến bột ngọt. Hơn nữa, Nước lèo mì chú Thoòng "Ông Cả Cần - Mỹ Tiên" trong và thanh, không có mùi heo dù được nấu bằng xương heo.
Một đặc điểm
nữa của mì chú Thoòng là cái bánh tôm chiên: hình thù bánh tôm chiên
của tô mì vẫn là cái bánh của mì gõ Saigon với con tôm nằm giữa
nhưng không có râu và đầu tôm. Dể hiểu là rất khó tìm được tôm còn
râu và đầu bán tại Canada. Hương vị vẫn y như ở Saigon, dòn tan khi cắn.
Khách Việt đến tiệm gọi tô mì thì 50% là vì cái bánh tôm chiên này.
Mì chú Thoòng
vẫn chiếm ngôi vị độc tôn tại Montréal từ 1981 đến nay như bánh bao
“Ông Cà Cần” vậy. Từ Mỹ hay Pháp hay từ các tỉ̉nh bang khác sang chơi
Montréal là phải tìm thưởng thức bằng được tô mì chú Thoòng cộng
thêm cái bánh bao “Ông Cả Cần” đúng gu .... Saigon xưa.
Vinh,
Bài trên Youtube.com:
https://www.youtube.com/watch?v=1z_43-3AdAI
No comments:
Post a Comment