Phần I: Bài viết láo: BÀ NĂM SA ĐÉC VÀ GIAI THOẠI VỀ "BÁNH BAO CẢ CẦN" Tác giả: Vô danh. Nhưng đăng bởi Trần Quang Hải trong doncataitu.blogspot.com
Số là sau biến cố Tết Mậu Thân nghệ thuật cải lương khốn đốn, nghỉ hát dài dài, nghệ sĩ ai cũng phải tìm thêm một nghề khác để sống tạm chờ thời. Và riêng Bà Năm Sa Ðéc thì làm thêm nghề bán bánh bao tại đường Nguyễn Tri Phương ở gần Ngã Sáu Chợ Lớn. Lúc đầu bà chỉ gởi nhờ một nồi hấp bánh bao trong tiệm ăn, và chỉ dùng phấn viết chữ “bánh bao Cả Cần” trên tấm bảng nhỏ dựng trước nồi hấp bánh.
Là một nghệ sĩ được nhiều người biết tên, biết mặt nên được bà con mua bánh ủng hộ khá nhiều, và dần dần thì chiếc nồi hấp bánh lớn hơn, tấm bảng vẽ bằng sơn cũng lớn hơn.
Theo như một số người thì bánh bao Cả Cần là đặc sản của một tiệm nào đó ở miền Tây từ lâu đời và cũng có tiếng. Không biết do ai điềm chỉ mà Bà Năm Sa Ðéc đã tự mang nó lên Sài Gòn, để sống đắp đổi trong lúc nghề nghiệp chính là sân khấu của bà đang gặp cơn khủng hoảng.
Trong khi đó thì một người khác có lẽ quê hương ở miền Tây, biết rành rẽ hơn về bánh bao Cả Cần, và người này đã thương lượng với người sản xuất mua lại nhãn hiệu nói trên, mang lên khai thác ở Sài Gòn. Có điều là người này đã làm đủ mọi thủ tục mua bán món hàng đặc sản ấy, bằng cách đem nhãn hiệu “bánh bao Cả Cần” cầu chứng ở tòa thương mãi, xin giấy phép ở sở vệ sinh, đồng thời đem đi viện Pasteur phân chất kiểm nghiệm đàng hoàng, có nghĩa là chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc làm hợp pháp.
Khi vấn đề pháp lý đã xong, thì người này một mặt trương bảng “Bánh Bao Cả Cần” thật lớn ở vùng Phú Nhuận, và mặt khác đưa Bà Năm Sa Ðéc ra tòa về tội mạo nhận nhãn hiệu và xin lệnh dẹp bảng của bà.
Cảnh sát Quận 5 thi hành án lệnh tòa, khiến Bà Năm Sa Ðéc kêu trời như bộng. Báo chí loan tin, nhiều cuộc phỏng vấn được lên báo đã khiến cho bánh bao Cả Cần nổi tiếng, và dĩ nhiên người có nhãn hiệu hợp pháp kia mỗi ngày bỏ tiền đầy túi, đếm mệt nghỉ! Lúc bấy giờ người đi xe Honda dừng lại mua bánh bao từ sáng đến chiều, từ ngày đến đêm bán không kịp.
Riêng Bà Năm Sa Ðéc vì không có giấy phép phải dẹp bảng, mang nồi hấp bánh đem về nhà bán lén lút. Thế nhưng, người kia đâu để cho yên, mướn thám tử theo dõi và một lần nữa bà Năm bị lôi thôi, rắc rối.
Lúc bấy giờ có người hướng dẫn cho bà nhờ luật sư thưa ngược trở lại rằng bà là người “đi trước”. Nhờ báo chí bênh vực và tòa án cũng “thông cảm” nên cho Bà Năm Sa Ðéc được bán bánh bao Cả Cần trở lại song song với tiệm kia, và cũng phải xin giấy phép đóng thuế đàng hoàng. Thế là thời gian sau người ta thấy ở Sài Gòn có đến hai tiệm bánh bao Cả Cần là vậy.
Lúc bấy giờ có dư luận nói rằng nếu như không phải là Bà Năm Sa Ðéc bán bánh bao, mà là một người nào đó thì chẳng có chuyện gì hết, bởi bánh bao Cả Cần chẳng ngon gì hơn bánh bao của tiệm nước Chú Ba ở Chợ Lớn. Người kia đã nhắm vào cái nghệ danh “Bà Năm Sa Ðéc”để làm lớn chuyện, coi như một cách quảng cáo tinh vi, dùng tên tuổi của bà để mà hốt bạc vậy!
Tiện đây cũng nói thêm về tiểu sử, sự nghiệp của Bà Năm Sa Ðéc một nghệ sĩ nổi danh hằng mấy chục năm. Bà sinh năm Mậu Thân (1908). Có lẽ năm 1968 là năm tuổi đáo tuế của bà nên bị xui xẻo chăng? Thập niên 1930 bà theo gánh hát bội, rồi chuyển sang cải lương nổi tiếng với những vai trò diễn xuất tự nhiên mà người xem tuồng tưởng như thật: Vai bà mẹ chồng của cô Diệu trong tuồng Lá Sầu Riêng, và vai mẹ chồng cô Loan trong vở Ðoạn Tuyệt, cả hai vai đều là bà mẹ chồng sang trọng, trưởng giả, phong kiến....
http://my.opera.com/HoBaoTran/blog/ba-nam-sa-dec-va-giai-thoai-ve-banh-bao-ca-can
Ngày 02 tháng 9 năm 2012, Ô Trần Quang Hải có đăng lại bài “Ăn hủ tíu Cả Cần nhớ bà Năm Sa Đéc” của tác già Huy Nguyễn viết năm 2011, Thứ bảy, 10/12/2011, trên blog của ông:
http://doncataitu.blogspot.
Bài này được lấy từ
http://www.thesaigontimes.vn/
Nội dung bài viết rất đúng với sự thật là bà Năm Sa đéc được chủ nhân quán Hủ Tíu và bánh bao Ông Cả Cần nhờ đứng ra quảng cáo cho sản phẩm của quán ăn (Có thù lao quảng cáo).
-- Sự liên hệ giữa quán Mỹ Tiên, bánh bao Ông Cả Cần đã được viết ra một cách trung thực nhất bởi gia đình Ông Cả Cần, có đầy đủ các dẫn chứng:
https://mytienrestaurant.
Nhưng trước đó, Ô Trần Quang Hải vào ngày 23 tháng tám 2012 đã cho đăng bài” Bà Năm Sa Đéc và giai thoại về bánh bao Cả Cần:
http://doncataitu.blogspot.
với tác giả vô danh. Nội dung bài báo từ đầu đến cuối toàn là các câu chửi đến một người (tác giả không dám nêu thẳng tên họ) với ám chỉ rõ rệt là người xấu với các mánh khóe lừa lọc tìm cách sang đoạt những gì bà Năm Sa Đéc tạo ra với tô hủ tíu và cái bánh bao.
Đọc kỹ thì thấy người bị ám chỉ là Ba của tôi, Ông Trần Phấn Thắng cũng là chủ nhân và người sáng chế ra bánh bao Ông Cả Cần, các quán Mỹ Tiên, Túp Lều Lý Tưởng và Ông Cả Cần tại Saigon:
https://mytienrestaurant.
- Đăng một bài báo với tác giả vô danh và với toàn những câu nói xấu giấu mặt người khác thì chỉ có những người VÔ LIÊM SỸ mới làm được. Với bài này Trần Quang Hải đã làm được chuyện này.
Bài báo có 12 đoạn. Mỗi đoạn vài câu ngắn. Ngoài các đoạn 1,11 và 12 nói về cá nhân hay các việc không liên hệ đến lời tựa của nghệ sỹ bà Năm Sa Đéc thì các đoạn khác đề̀u chăm chú vào nói láo, gán ghép, tưởng tượng và hư cấu vào những điều không có rồi gán ghép vào chủ nhân của quán Ông Cà Cần nhưng lại không nêu chính danh:
- Đoạn 2: Bà Năm Sa đéc chưa bao giờ mở tiệm hủ tíu hay bánh bao. Chính người nhà bà Năm Sa Đéc KHẲNG ĐỊNH ĐIỀU NÀY.
http://baotintuc.vn/van-hoa/
http://vnca.cand.com.vn/Tu-
- Đoạn 4: Sản phẩm bánh bao Ông Cả Cần là do Ông Thắng làm ra, Bà Năm Sa đéc chưa bao giờ kinh doanh trong lãnh vực nhà hàng thì đoạn này viết láo trắng trợn, còn tưởng tượng các điều lâm ly, ai oán như: Khủng hoảng sân khấu, nghệ thuật khốn đốn để làm nổi lên lòng trắc ẩn của người đọc. Thật là khốn nạn cho tác giả bài viết. Không biết có phải vì lý do láo này mà không ký tên bài viết chăng. https://mytienrestaurant.
- Đoạn 5-10: ̀ Đúng là nghe lời đồn rồi tưởng tượng gán sự việc cho bà Năm Sa Đéc. Thực ra kiện tụng là giữa chủ nhà và người mướn không dính dáng gì tới bà Năm Sa đéc. Tất cả sự việc đã được viết rõ tại đây:
https://mytienrestaurant.
Đây lại là lối viết cẩu thả, gán ghép, đặt điều của tác giả. Chỉ có bọn việt cộng mới làm được thôi. Nhục cho người cầm bút.
- Nếu để ý đến cuối bài thì thấy có đề ngày tháng bài viết được hoàn thành: Jeudi 10 mars 2011 bằng tiếng Pháp: Từ đó, có thể cho thấy bài viết được viết bởi một người biết tiếng Pháp, ở Pháp lâu năm, quen lối vọng ngoại chen tiếng Pháp vô câu chuyện nên quên chuyện bên quê nhà như Ô Trần Quang Hải vậy. Do đó mới có lối viết cương láo, tưởng tượng như vẩy.
- Tôi không tin tác giả là Trần Quang Hải vì năm 1994 Ô Hải đã cùng Ba tôi chuyện trò, ăn uống và 1 lần trước đó (1992) có cả bà Bạch Yến vợ Hải tại quán Ông Cả Cần trước khi Ba tôi mất vào năm 2001. Tôi có chứng kiến Ô Hải biểu diễn sở trường với 2 cái muỗng tại nhà hàng Ông Cả Cần tại Montréal. Chúng ta có thể nói là Ô Hải đã biết lịch sử Ông Cả Cần rất rõ rồi. Vậy mà 11 năm sau, Hải lại cố tình đăng bài này cố ý vu khống một người không tên, có hình tượng là Ba tôi. Có thể nào Hải là tác giả bài viết này chăng ? Nếu thế thì đểu quá. Hy vọng không phải là Hải.
- Bà Năm Sa Đéc là người làm quảng cáo cho quán Mỹ Tiên và quán Túp lều lý tưởng như danh hài Thanh Việt có thù lao cộng thêm các ̣đặc quyền khác. Gia đình nghệ sỹ bà Năm Sa Đéc có khẵng định trong các bài viết trên mạng rất dễ kiễm chứng. Hơn nữa, các con cháu đó của bà Năm đều vẵn còn sống nên rất dế kiễm chứng. Vậy mà tác giả bài viết không kiểm chứng. Chắc tại ngồi trong 1 xó góc khuất nà̀o đó tận bên Pháp nên không dùng được các phương tiện liên lạc hiện đại. Điều này cũng đúng luôn cho Ô Hải khi đưa bài này lên blog. Tiện đây cũng xin dùng 2 chữ Pháp để kết luận đối với Ô Hải: PAUVRE LUI !.
Chúng tôi hy vọng sẽ được đọc thêm những bài viết trong năm 2022 này . Hồi trước năm 1975 tôi cũng đã được ăn Bánh Bao Ông Cả Cần ngon, thơm và tinh khiết hơn Bánh Bao trong các tiệm ăn của người Tầu .
ReplyDeleteThành thật cám ơn con cháu của Ông Trần Phấn Thắng đã tiếp nối con đường của song thân .